Published on

Arduino - Let’s make crazy things - Chapter 0 – Giới thiệu Arduino.

Authors

Xin chào những anh em coder quèn. Chúc anh em hội những coder quèn kiếm cơm và những độc giả tin yêu lão dev quèn này một ngày làm việc vui vẻ. Một lần nữa lại là mình đây, chàng trai yêu thích lập trình và có thói xấu cheat code cho app chạy được :)). Hôm nay mình sẽ nói về Arduino, đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài Arduino: Let’s make crazy things: Chapter 0 – Giới thiệu Arduino.

Giới thiệu Arduino là gì?

Nếu anh em là một lập trình viên, chắc hẳn anh em đã nghe ít nhiều về arduino. Anh em có thể search google arduino là gì. Sẽ có cả một mớ định nghĩa và lý thuyết nhàm chán. Anh em đọc những định nghĩa đó cũng chả để làm cái gì. Hãy ngồi yên đó và để mình giải thích một cách dễ hiểu nhất có thể.

Cái cục arduino này là một mạch tích hợp, như là một máy tính thu nhỏ vậy.

Cũng như một chiếc máy tính, là cần nguồn điện, thì arduino cũng cần nguồn điện đầu vào, nhưng nguồn điện này đủ thấp để có thể chạy bằng pin trong một thời gian dài. Cho dù chỉ được cấp nguồn pin như một đồ chơi con nít, nhưng arduino đủ nhanh để xử lý như một chiệc máy tính thông thường. Nó có thể chạy những chương trình nhỏ và đơn giản.

Chúng ta gọi bảng mạch này là arduino, có rất nhiều loại arduino. Loại rẻ nhất và đủ tốt cho mọi loại dự án, phù hợp cho lần đầu vọc vạch là Arduino Uno.

Với Arduino Uno anh em có thể dùng cho điều khiển động cơ, ánh sáng, camerra, hoặc thậm chí là chế robot.

Ngoài ra còn có nhiều loại Arduino khác có bộ vi xử lý ngon hơn, có cả wifi, bluetooth. Nhưng mà tạm thời chúng ta cứ vọc vạch Arduino Uno cái đã.

Giới thiệu Arduino: Lập trình trong arduino

Tóm gọn lại 3 bằng giai đoạn: Cắm linh kiện vào Arduino => Viết chương trình (bằng c++ chửng hạn) => nạp chương trình vào Arduino bằng một sợi cáp. Vậy thôi. Mình sẽ đề cập rõ ràng mấy bước này ở các chappter sau.

Cắm mạch

Hướng dẫn arduino

Viết chương trình

Hướng dẫn arduino

Nạp code và ra kết quả:

Video Hướng dẫn arduino

Arduino làm được gì?

Ứng dụng của arduino thì nhiều, kể hoải chả hết, nhưng mình sẽ list một số cái gây phê cho anh em:

  • Làm robot.
  • Điều khiển tự động đèn, quạt…(nhà thông minh)
  • Điều khiển bằng remote đèn, quạt…(nhà thông minh)
  • Robot lau nhà tự động.
  • Hệ thống tưới tự động.

Mình để lại đây một project để anh em phê chơi hén: Video Hướng dẫn arduino

#Cấu tạo arduino: Hướng dẫn arduino

Theo đánh số bên trên thì

1: Nút reset:

Bấm vào để reset đoạn code đã được nạp vào Arduino.

2: Nguồn USB:

Vừa là nguồn điện cho arduino, vừa là cổng nạp code.

3: Điều chỉnh lượng điện áp được đưa vào Arduino.

Nó sẽ khử hết điện áp phụ có thể gây hại cho mạch. Tuy nhiên không được cấp điện cho Arduino quá 20 vôn.

4: Jack DC:

nguồn DC.

5: Led TX và RX:

TX là led hiển thị tín hiệu truyền đi, RX là tín hiệu nhận về. Ví dụ: nạp chương trình lên thì led sẽ sáng.

6: Led báo nguồn:

cấp điện cho Arduino thì đèn này sẽ sáng lên.

7: Trái tim và bộ não của Arduino – Mạch tích hợp (IC):

Với nhiều loại Arduino thì tương ứng với từng loại có các IC khác nhau. Dựa vào IC để nạp code thích hợp vào Arduino. Tạm thời trong chuỗi bài này chúng ta chỉ đề cập tới loại UNO thôi.

8: Các chân:

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:

  • AREF: Tham chiếu analog. Chân này ít khi sử dụng. Thi Thoảng dùng để thiết lập điện áp tham chiếu bên ngoài (giữa 0 vôn và 5 vôn) làm giới hạn cho các chân analog đầu ra.
  • GND: Ground – Sử dụng để nối mass mạch, gọi là chân nối đất (cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino).
  • Digital – Các chân được đánh số từ 0-13. Được sử dụng cho đầu vào digital (cho biết trạng thái của nút bấm chẳng hạn) và đầu ra digital (cấp năng lượng cho đèn led chẳng hạn)
  • PWM – Giống như trên, những thêm dấu ~ vào đầu số (3,5,6,8,10,11): Được sử dụng giống như trên. Ngoài ra còn dúng để điều chế độ rông xung PWM. Đọc thì hơi khó hiểu, đại khái là anh em có thể điều chỉnh điện áp ra ở những chân này từ mức 0v-5v thay vì chỉ cố định 0v hoặc 5v như ở những chân khác..
  • Chân TX và RX: Dùng để gửi và nhận dữ liệu TTL Serial.
  • IOREF: có thể đo điện áp hoạt động của Arduino từ chân này.
  • RESET: tương đương với nút nhấn reset.
  • 3.3V: Cấp điện 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép là 50mA.
  • 5V: Cấp điện 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép là 500mA.
  • Vin: Dùng để cấp nguồn ngoài cho Arduino, anh em nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
  • Analog: Các chân A0-A5: Các chân này thường có thể đọc tín hiệu từ các cảm biến, sensor (vd: cảm biến nhiệt độ, nước) và chuyển đổi nó về giá trị digital mà chúng ta có thể đọc được.

Vậy qua bài giới thiệu arduino này, anh em đã hiểu adruino là gì rồi phải không, hẹn gặp lại anh em vào các bài kế tiếp trong chuỗi bài Arduino: Let’s make crazy things: Hướng dẫn cài đặt.